Ẩm thực ngày Tết: sự khác biệt độc đáo của ba miền. Mâm cỗ đặc trưng ngày Tết không chỉ đơn thuần là những món ăn, đồ uống mà còn thể hiện rất nhiều ý nghĩa tâm linh mang đậm nét truyền thống của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung.
Cùng Mẹo vặt đó đây tìm hiểu sự khác biệt độc đáo đó nhé.
Ẩm thực Tết Việt – đa dạng nhưng thống nhất
Văn hóa Việt Nam vốn được biết đến là có sự đa dạng giữa các dân tộc anh em, giữa các vùng miền với nhau. Ẩm thực ngày Tết cũng vậy. Nhưng đó là sự đa dạng trong thống nhất. Tức dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, những món ăn khác nhau. Cách chế biến cũng có thể không giống nhau. Song đều hướng về những giá trị văn hóa truyền thống chung của đất nước.
Dọc miền Tổ quốc những ngày Tết, không khó để chúng ta bắt gặp những bức tranh ẩm thực khác nhau giữa 3 miền Nam – Trung – Bắc.
Mâm cỗ đặc trưng ngày Tết chính vì thế không chỉ đơn thuần là những món ăn, đồ uống. Mà còn thể hiện rất nhiều ý nghĩa tâm linh mang đậm nét truyền thống của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung.
Bên cạnh câu đối đỏ, hoa mai, hoa đào nở rộ khắp nẻo đường. Ẩm thực ngày Tết với bánh chưng, bánh tét, dưa hành cũng là nét văn hoá đa dạng, phong phú và mang đậm dấu ấn Việt.
Tinh tế như mâm cơm ngày Tết miền Bắc
Sự tinh tế và tỉ mỉ trong từng chi tiết chính là điểm tạo làm nên sự nét đặc trưng biệt trong mâm cơm Tết của người dân miền Bắc. Mâm cỗ đậm sắc Tết tượng trưng cho may mắn và tiền tài đến với mọi gia đình.
Với người dân miền Bắc, mâm cỗ ngày tết luôn được cân đo, đong đếm sao cho hài hoà. Từ sắc – hương – vị cho đến sự kết hợp các món thịt – rau, khô – nước.
Mâm cỗ đầu năm của miền Bắc được được bày biện sát truyền thống nhất. Với rất nhiều món ăn như thịt đông, gà luộc, giò lụa, chả quế, bánh chưng, canh măng…
Thịt đông
Thịt đông là món đặc trưng của Tết cổ truyền miền Bắc với tiết trời lạnh. Trời càng lạnh, ăn món này lại càng ngon. Thịt đông thường được nấu từ thịt chân giò cùng với nấm hương, mộc nhĩ. Món vừa béo ngậy lại vừa thơm ngon, càng ăn càng thấy hấp dẫn
Đặc trưng của món thịt đông là phải nấu thật nhừ. Đến khi có một lớp mỡ sánh trên bề mặt thì mới đạt tiêu chuẩn.
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Bánh chưng
Bánh chưng: Nhắc đến Tết là người ta nhắc đến bánh chưng xanh. Một món ăn truyền thống mà trong mỗi gia đình đều có, không phân địa vị. Không kể giàu nghèo cứ đến Tết là mỗi nhà đều có bánh chưng. Từ xa xưa, thời vua Hùng dựng nước, bánh chưng xanh đã là món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết cổ truyền của người Việt ta.
Nguyên liệu làm bánh chưng khá cầu kỳ. Tùy thuộc mỗi nơi và có thể tăng giảm những nguyên liệu khác. Nhưng nhất định phải có là gạo nếp cái hoa vàng, đậu xanh, lá dong, thịt ba chỉ và các loại gia vị khác. Nguyên liệu phải sạch, chuẩn bị kỹ lưỡng thì bánh chưng gói xong mới xanh, mới dẻo và thơm lại bảo quản được lâu mà không bị hư hỏng.
Giò chả
Là một món ăn quen thuộc và phổ biến trong dịp Tết trên khắp cả nước ta. Trong những ngày Tết bận rộn, khi khách đến chơi nhà. Chỉ cần sắp một đĩa giò ra đĩa, ăn cùng bánh chưng và dưa hành hoặc củ kiệu là đã có ngay món ngon đãi khách.
Mâm cơm miền Trung đơn giản mà đong đầy yêu thương
Nét đặc biệt trong mâm cỗ Tết miền Trung nằm ở sự giản đơn, mộc mạc và tràn đầy yêu thương. Các món ăn ngày Tết tại nơi đây thường được chia theo từng đĩa nhỏ vừa phải. Tương đồng với tinh thần cần kiệm và sẻ chia vốn có.
Đối với người dân miền Trung, mâm cỗ Tết nhất định phải có món bánh tét ăn kèm với dưa món. Bánh tét được làm từ nguyên liệu tương đối giống bánh chưng. Nhưng sẽ được gói thành hình trụ và bằng lá chuối. Hơn nữa còn có thêm giò bò, tré, nem chua,… đem đến một phong vị khác biệt, vô cùng đậm đà và đặc sắc.
Do đặc trưng địa lý nên mâm cơm ngày tết miền Trung thường là các món mặn. Có thể bảo quản được lâu. Vì vậy, các món biển như tôm, cá… được xem là một đặc trưng của mâm cơm Tết miền Trung. Mâm cỗ miền Trung luôn đa dạng, tươm tất và trang trọng. Bởi vì người miền Trung mong ước một năm mới sung túc và đầy đủ.
Bánh chưng hay bánh tét, tôm rim, thịt kho tàu, gà, nem, thịt ngâm mắm… Đặc trưng trong mâm cỗ miền Trung là các món cuốn. Có thể kể đến ram cuốn. Thịt luộc, nem lụi, cá hấp, cuốn bánh tráng ăn kèm rau sống, bún tươi
Đa dạng thực đơn ngày Tết miền Nam
Ẩm thực miền Nam chính là sự giao thoa giữa nhiều vùng miền trên dải đất hình chữ S. Chính vì vậy mà thực đơn ngày Tết miền Nam cũng vô cùng đa dạng. Sự phóng khoáng của người dân nơi đây được thể hiện rõ rệt trên mâm cỗ Tết. Khi họ không quá gò bó về mặt hình thức.
Mâm cỗ tết miền Nam không thể thiếu thịt kho trứng kèm dưa chua, giá chua và canh khổ qua. Miền Nam cũng ưa dùng bánh tét hơn bánh chưng. Gỏi ngó sen, phá lấu, nem, giò thủ, dưa món, củ kiệu, tôm khô, tai heo ngâm giấm
Bánh tét
Nếu ở miền bắc đón Tết bằng bánh chưng xanh. Yhì miền Nam cũng đón Tết bằng những cặp bánh tét. Dù gia đình có khó khăn đến mấy, cuối năm người Nam Bộ vẫn gói được năm bảy đòn bánh tét. Để đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên, biếu cha mẹ, anh em, họ hàng rồi xóm giềng thân thiết.
Nguyên liệu cũng không khác gì bánh chưng nhưng bánh tét không vuông mà lại dài hình trụ. Nhìn giống cây giò lụa, bánh được gói bằng lá chuối chứ không phải lá dong như bánh chưng. Bánh thường đi theo đôi, theo cặp để khi bày bàn thờ cúng tổ tiên hay đem biếu tặng người thân mang ý nghĩa may mắn, tốt lành.
Canh khổ qua
Người miền Nam quan niệm canh khổ qua giúp xua đi những khổ cực của năm cũ. Chào đón năm mới tốt lành, hạnh phúc. Món canh đơn giản với khổ qua nguyên trái làm sạch bỏ ruột, nhân bên trong là thịt heo xay nhuyễn. Có thể trộn với chả cá để tăng độ dai, thêm nấm mèo thái sợi và hành lá. Món canh ngon khi khổ qua không quá đắng và nước dùng thanh ngọt.
Thịt kho tàu
Llà món ăn phổ biến, thường xuất hiện trong các mâm cổ ngày Tết. Món thịt kho hột vịt với miếng thịt vuông, quả trứng tròn tượng trưng cho trời đất tròn vuông, năm mới trọn vẹn, đầy đủ.
Món ăn đậm đà, thơm ngon có thể ăn trong nhiều ngày. Giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng, lại đưa cơm với các món dưa, nên được nhiều người yêu thích.
Lạp xưởng
Dân gian quan niệm màu đỏ luôn là màu đem lại sự may mắn. Những món ăn có màu đỏ vào dịp Tết cũng được ưa chuộng rất nhiều. Lạp xưởng là món được nhiều người yêu thích. Người miền Nam rất thích ăn lạp xưởng, đặc biệt là lạp xưởng tươi.
Canh măng
Có nhiều loại canh thường được dùng trong Tết như canh mọc, canh khổ qua, canh thịt bò dưa chua… Thì người miền Nam còn rất chuộng món canh măng. Măng tươi hay măng khô đều có thể dùng được.
Măng sẽ được nấu với sườn, thịt bằm, móng giò… để tạo nên món ăn thanh mát, vị ngọt dịu khi thưởng thức.
Tôm khô củ kiệu
Ẩm thực Việt Nam ngày Tết còn rất nhiều món ăn khác và mỗi món ăn đều gắn với những ý nghĩa nhất định. Tất cả đều hướng đến ước nguyện cho những muộn phiền. Những điều chưa hay trong năm cũ sẽ nhanh chóng qua đi để bắt đầu một năm mới an khang, thịnh vượng.
Tết đến xuân về, đây cũng chính là dịp được ôn lại những phong vị quen thuộc đặc trưng của ngày Tết đó. Bạn và gia đình mình đã lên thực đơn cho mâm cơm Tết năm nay chưa?
Và đừng quên theo dõi Mẹo vặt đó đây để cập nhập những mẹo vặt hữu ích nhé!