Chủ Nhật, Tháng Ba 26, 2023
HomeĐời SốngĐịa điểm du xuân đầu năm 2023

Địa điểm du xuân đầu năm 2023

Địa điểm du xuân đầu năm 2023. Sau những ngày Tết cổ truyền là dịp để chúng ta có chuyến du xuân, đi lễ cầu mong cho một năm may mắn, nhiều tài lộc. Cùng tham khảo ngay top 10 điểm đến lý tưởng cho dịp du xuân lễ hội đầu năm đưới đây cùng. Mẹo vặt đó đây nhé.

1 – Chùa Trấn Quốc

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.

Chùa Trấn Quốc là một trong những địa điểm du xuân ở Hà Nội. Chắc chắn bạn phải đến trong những ngày đầu năm mới. Không chỉ ngày lễ tết mà những ngày bình thường thì đây cũng rất đông du khách ghé thăm.

Chùa Trấn Quốc là một trong những điểm đón tiếp khách nhiều nhất trong những ngày đầu năm của tết nguyên đán. Trước đây vào thời Lý – thời kỳ phật giáo hưng thịnh thì chùa Trấn Quốc là trung tâm phật giáo của cả kinh thành. Mọi người chủ yếu đến đây để cầu bình an và cầu may mắn trong năm mới. Ngoài ra còn kết hợp với việc du xuân vãn cảnh chùa.

Khi đi vào chùa thì nên đi từ cổng bên phải. Và ra từ cổng trái, tránh đi từ cổng chính giữa. Ngoài ra thì khi làm lễ bái nên đứng chéo sang một bên, không nên đứng đối diện ban thờ. Ban thờ Phật thì không cúng tiền vàng mã, lễ mặn, bia rượu. Đi lễ chùa chỉ nên dâng lễ hương hoa, quả, kẹo bánh.

2 – Văn Miếu Quốc Tử Giám

Địa chỉ: 58 P. Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội

Là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội). Giờ đây đã trở thành biểu tượng của tri thức, sự hiếu học. Và tôn sư trọng đạo của người Việt. Vì thế mà cứ đến độ xuân về, các học sĩ ở cả nước. Từ những em nhỏ học chập chững vào lớp 1 đến những giáo sư tóc đã bạc đầu, đều đổ về đây.

Viếng thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám để chúng ta tưởng nhớ những người thầy vĩ đại. Như cụ Chu Văn An, các vị vua thời Lý, Lê đã có công phát triển ngành giáo dục của Việt Nam. Với lòng kính trọng và biết ơn các bậc tiền nhân, các học sĩ đến đây cũng để cầu mong cho một năm học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt.

Những hoạt động nổi bật khác khi đến Văn Miếu – Quốc tử Giám là thăm 82 bia đá rùa khắc tên các vị tiến sĩ Nho học Việt Nam. Xem chơi cờ người và xin chữ đầu năm. Đặc biệt, dù có phải xếp hàng dài dọc sân Nhà Thái Học. Thì ai nấy cũng đều mong muốn có thể xin được chữ do tự tay những ông đồ viết ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

3 – Đền Quán Thánh

Địa chỉ: Đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đền Quán Thánh hay còn được biết tới với cái tên Trấn Vũ Quán được xây dựng từ đời vua Lý Thái Tổ. Đền được xây để trấn phía Bắc thành Thăng Long. Và thờ một trong Thăng Long tứ trấn là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế Quán – thần Huyền Thiên trấn phía Bắc.

Đền Quán Thánh là một trong những địa điểm sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của Hà Nội từ lâu. Người dân đến đây để cầu tài, cầu lộc, cầu may ngày đâu năm mới. Theo truyền thuyết cũng như ghi chép xưa thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần giúp dân thành trừ ma, trừ tà, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Bạn nên nhớ một số lưu ý sau khi đi lễ ở đền như. Lễ bái từ giữa rồi sau đó là từ phải sang. Lúc vào thì không đi từ cửa giữa mà vào từ một trong hai cửa bên. Không nên đặt tiền thật lên mâm lễ để cúng bái và tiền thật thì chỉ nhét vào hòm công đức. Không để ở nhiều nơi như tượng hay các ban thờ.

4 – Lễ hội Chùa Hương

Địa điểm: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Một trong những chuyến du xuân đầu năm.

Mỗi dịp xuân sang du khách đến với chùa Hương để cầu mong an nhiên cho bản thân, cho gia đình và cho bạn bè.

Quần thể danh thắng chùa Hương được xây dựng gồm nhiều đền, chùa, đình thờ Phật. Và các vị thần trong tín ngưỡng Phật giáo của người Việt Nam. Lễ hội chùa Hương thường được khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch và kéo dài đến tầm tháng 3 âm.

Ngoài ghé thăm chùa để cầu bình an, tài lộc thì du khách có thể thăm quan, vãn cảnh chùa. Du khách đi thuyền xuôi bờ sông Yên sẽ được tận hưởng không gian mênh mông đôi bờ sông nước.

5 – Bái Đính – Tràng An

Địa điểm: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Du khách đến quần thể chùa Bái Đính dịp đầu năm để cầu may, cầu tài, cầu lộc. Và còn để chiêm ngưỡng, ngắm cảnh chùa, tận mắt chứng kiến 9 kỉ lục được ghi nhận ở đây. Kiến trúc độc đáo, đa dạng của chùa Bái Đính là điểm thu hút du khách thập phương bất kể lứa tuổi đến đây. Không chỉ dịp tết đến xuân về mà còn những ngày khác trong năm.

Chùa Bái Đính diễn ra lễ hội từ chiều ngày mùng 1 tết. Khai hội vào ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đến lễ chùa đầu năm tại Bái Đính, bạn sẽ được tham gia vào lễ hội với những nghi lễ trang nghiêm. Cùng những trò chơi dân gian đặc sắc. Đặc biệt, bạn còn được tham quan ngắm cảnh ngôi chùa rộng nhất Việt Nam. Với nhiều hạng mục công trình đồ sợ và nhiều cái ” nhất” nhất Việt Nam. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp thăm những thắng cảnh nổi tiếng của Đất Cố Đô. 

Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần:. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương và nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn. Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.

Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa. Và thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô. Chắc chắn đây là địa điểm du xuân gần Hà Nội đầu năm du khách không thể bỏ qua.

6 – Chùa Tam Chúc

Địa chỉ: xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Chùa Tam Chúc có vị thế rất đặc biệt, thế “Tiền lục nhạc. Hậu thất tinh” với ba mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh hình tay ngai. Trước mặt là hồ Tam Chúc có sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên in bóng nước mênh mang. Tương truyền sáu quả núi giữa lòng hồ trước mặt chùa chính là sáu quả chuông nhà trời đưa xuống. Và bảy ngọn núi phía sau đều xuất hiện những đốm sáng lớn tựa như bảy ngôi sao lung lung mỗi khi đêm về…

Tất cả đều tạo nên nét đặc biệt và kỳ vĩ của ngôi chùa “lớn nhất thế giới” này.

Cấu trúc Chùa Tam Chúc gồm có: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ. Điện Quan Âm, Chùa Ngọc, Đình Tam Chúc và Vườn Cột Kinh.

7 – Chùa Hương

Địa chỉ: Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Chùa Hương là miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Vì vậy đi chùa Hương bạn nên cầu bình an cho gia đình.

Chùa Hương nổi tiếng với động Hương Tích có 2 hòn nhũ đá. Người ta gọi là Núi Cô , Núi Cậu. Ai muốn cầu Cô hay Cậu thì sắm lễ cầu xin, cúng tiền công đức cho chùa rồi xoa đầu Cô hay Cậu thì Cô Cậu sẽ về đầu thai. Ngoài khách du xuân, đây cũng là nơi nhiều Phật Tử tiến về thắp hương khấn vái chư vị Đức Phật.

8 – Chùa Yên Tử

Địa chỉ: thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh.

Lễ hội Yên Tử khai hội vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. 

Nằm cao vút trên đỉnh núi Yên Tử của tỉnh Quảng Ninh. Là ngôi chùa mà xưa kia vị vua Trần Nhân Tông chọn ở lại để tìm đến cõi Phật sau khi nhường ngôi lại cho con trai. Được mệnh danh là  “đất tổ Phật giáo Việt Nam” ngôi chùa chẳng những nổi tiếng linh thiêng. Mà còn là ngôi chùa có cảnh sắc đẹp và độc đáo nhất nhì trên cả nước.

Chẳng cần mỗi dịp đầu xuân năm mới, người người về hành hương đất Phật quanh năm. Ai cũng muốn một lần đươc về với nơi đây để tỏ lòng hướng Phật, thành kính thành tâm cầu khấn. 

Du khách đến với lễ hội Yên Tử để cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới, cầu tài lộc, sức khỏe và cầu may.

Và đừng quên theo dõi Mẹo vặt đó đây để cập nhập những mẹo vặt hữu ích nhé!

MẸO VẶT ĐÓ ĐÂY

Áo khoác bomber phối đồ như thế nào?
Cách phối đồ với quần jean ống rộng cực chất
10 mẹo phối đồ với áo sweater không nên bỏ lỡ
Hé lộ xu hướng phụ kiện thời trang nón mũ bucket
Quần short nam phối đồ như nào cho lịch lãm
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments