Thứ Tư, Tháng Ba 22, 2023
HomeĐời SốngĐịa điểm Du xuân lễ hội đầu năm lý tưởng

Địa điểm Du xuân lễ hội đầu năm lý tưởng

Du xuân đầu năm nên đi đâu chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều gia đình tìm kiếm. Du xuân đi lễ chùa đầu năm là để bắt đầu một năm mới suôn sẻ, sung túc và bình an.

Tết đến, xuân về là dịp để mọi người đoàn tụ, sum vầy bên nhau, nghỉ ngơi để bắt đầu cho một năm làm việc mới. Cũng là thời điểm du xuân lý tưởng. Nếu bạn còn lăn tăn không biết nên đi đâu, làm gì vào dịp Tết Nguyên đán năm nay thì. Cùng Mẹo vặt đó đây dạo một vòng bài viết này nhé!

Ý nghĩa du xuân – nét đẹp văn hóa của người Việt

Đã từ rất lâu đời, ngoài những nghi lễ tiễn năm cũ, mừng năm mới. Có thể nói du xuân là một tục lệ và là một thói quen không thể thiếu mỗi dịp Xuân về. Từ ngày xưa, các vua quan đã tổ chức du xuân đầu năm. Vua mặc áo long bào đi trước, các quan theo sau. Việc du xuân phải đi theo đúng hướng với mong muốn cầu một năm mới quốc thái dân an.

Ngày nay, người Việt xem việc du xuân là một việc để bắt đầu cho một năm mới suôn sẻ, sung túc và bình an. Du xuân thường được diễn ra vào dịp mùa xuân, cụ thể hơn là vào tháng Giêng. Thông thường vào mùng 3 Tết nhà nhà sẽ nô nức thực hiện một chuyến đi với mục đích chúc mừng năm mới an lành và hạnh phúc. Cùng còn tùy thuộc vào từng nhà, có khi sẽ tổ chức đến thăm hỏi bà con. Hoặc đi lễ chùa hái lộc, có nhà lại chọn một địa điểm du lịch để thư giãn và nạp năng lượng cho một năm mới đang đến.

Địa điểm Du xuân lễ hội đầu năm lý tưởng

Chùa Hương

Địa chỉ: Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội

Chùa Hương là một trong những địa điểm du xuân không thể bỏ lỡ khi đến miền Bắc. Du khách đến với chùa Hương rất đông vào dịp năm mới để có thể cầu bình an, tài lộc cho gia đình. Lễ hội chùa Hương thường được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.

Quần thể danh thắng chùa Hương được xây dựng gồm nhiều đền, chùa, đình thờ Phật. Và các vị thần trong tín ngưỡng Phật giáo của người Việt Nam. Lễ hội chùa Hương thường được khai hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch và kéo dài đến tầm tháng 3 âm.

Ngoài ghé thăm chùa để cầu bình an, tài lộc thì du khách có thể thăm quan, vãn cảnh chùa. Du khách đi thuyền xuôi bờ sông Yên sẽ được tận hưởng không gian mênh mông đôi bờ sông nước.

Mỗi dịp xuân sang du khách đến với chùa Hương để cầu mong an nhiên cho bản thân, cho gia đình và cho bạn bè.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam, Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội). Giờ đây đã trở thành biểu tượng của tri thức. Sự hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt. Vì thế mà cứ đến độ xuân về, các học sĩ ở cả nước. Từ những em nhỏ học chập chững vào lớp 1 đến những giáo sư tóc đã bạc đầu, đều đổ về đây.

Ai đã từng ghé Hà Nội vào nhiều thời điểm trong năm đều công nhận một điều rằng. Tết là khi mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến này “Hà Nội nhất”. Đường phố vắng vẻ và sạch bóng hiếm thấy bóng người qua lại. Cờ đỏ treo cao trên các khu nhà tập thể và các ngõ nhỏ xinh. Người ta cười vui chúc nhau ngày Tết. Nhà nhà quây quần bên bữa cơm gia đình ngày đầu năm mới…

Đến Hà Nội vào những ngày đầu xuân, đi dạo trên từng con phố tràn đầy sắc hoa đào. Và vẫn còn thoảng cái se lạnh của mùa đông sót lại. Bạn sẽ cảm nhận được từng khoảnh khắc bình yên, dung dị và hiếm có của cuộc sống nơi đô thành sầm uất.

Những hoạt động nổi tiếng khi đến thăm Văn Miếu là tham quan các bia đá khắc tên các vị tiến sĩ Nho học Việt Nam. Xem chơi cờ người và đặc biệt là hoạt động xin chữ ngày đầu năm. Với lòng biết ơn, kính trọng đối với các bậc thành hiền. Thì hằng năm nơi đây thu hút rất nhiều du khách ghé thăm.

Tràng An – Bái Đính Ninh Bình

 Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến vừa có nhiều cảnh đẹp. Vừa là nơi tâm linh để có thể du xuân cầu may mắn vào dịp đầu năm. Thì Ninh Bình chính là nơi mà bạn không nên bỏ qua. Ninh Bình sở hữu ngôi chùa mang tên Bái Đính – ngôi chùa có nhiều kỷ lục nhất Việt Nam.

Du xuân tại Tràng An, ngồi trên những chiếc thuyền gỗ. Bạn sẽ được đắm mình trong một không gian nhuộm sắc xanh tươi mát của trời. Nước và cây với những con sông trong Tràng An chảy hiền hòa. Mê mẫn với hình ảnh dòng sông Ngô Đồng uốn lượn qua những ngọn núi tầng tầng lớp lớp hùng vỹ hay ngỡ ngàng trước những đỉnh núi cheo leo của Hang Múa.

Chùa Bái Đính thuộc quần thể du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An. Nơi đây luôn đón rất đông du khách đến tham quan mỗi năm. Đặc biệt vào ngày lễ du xuân đầu năm nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và cúng bái. Ngoài ra, nếu có dịp đến với chùa Bái Đính. Bạn có thể ghé thăm quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An. Bạn sẽ được thả hồn vào thiên nhiên và cảm nhận được hương vị non nước hữu tình.

Đỉnh thiêng chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử, Quảng Ninh có độ cao 1.068m so với mực nước biển. Chùa Yên Tử được biết đến là một nơi thiêng liêng. Tọa lạc giữa núi rừng hùng vĩ của núi Yên Tử. Vào những ngày đầu năm nơi đây có tổ chức lễ hội Yên Tử nổi tiếng, thu hút được rất nhiều du khách. Khi đến đây bạn vừa có thể tham gia lễ hội vừa hòa mình vào thiên nhiên núi non.

Yên Tử tập hợp các ngôi chùa nổi tiếng: chùa Đồng, chùa Hoa Yên, chùa Trình… Không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp, tháp cổ mà chùa mà còn là nơi hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Mùa xuân tại Yên Tử được khoác lên mình một màu xanh của những búp cây non, của các loài hoa thi nhau đua nở. Tất cả hòa quyện lại tựa như một bức tranh xuân tràn đầy sức sống vừa yên bình vừa nhộn nhịp.

Đặc biệt, lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng. Và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). Du xuân đến Yên Tử, bạn không chỉ được tận hưởng không khí trong lành. Hoà mình vào thiên nhiên mà còn được tham gia những trò chơi dân gian vui nhộn tại chùa như nhảy sạp, đá cầu, nhảy dây.

Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc nằm tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km. Là một trong những điểm du xuân gần Hà Nội được yêu thích trong thời gian gần đây.

Chùa Tam Chúc được xem là ngôi chùa lớn nhất thế giới. Thời điểm du khách đổ về chùa là vào dịp du xuân đầu năm. Khi đến chùa, du khách có thể cúng bái cầu tài lộc, may mắn. Tận hưởng bầu không khí mát mẻ, thơ mộng của chùa vào dịp đầu năm mới.

 Tam Chúc được ví như là “vịnh Hạ Long’ trên cạn với cảnh quan và kiến trúc vô cùng độc đáo, đa dạng. Mà không phải nơi nào cũng có được.

Xứ Huế mộng mơ

Nét đẹp nhẹ nhàng, bình yên xứ Huế mộng mơ là đẹp điểm du xuân lý tưởng. Huế vốn dĩ là nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống nên đi đâu, người ta cũng cảm nhận rõ ràng không khí xuân đang lan tỏa. Đi bất cứ đâu trong xứ Huế trong dịp xuân này. Người ta đều thấy rõ nét xuân từ mái đình cổ kính, đến con nước trên dòng Hương Giang.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa miễn phí cho người dân tham quan trong các ngày mồng 1-3 Tết. Tại đây, có tổ chức lễ Dựng nêu (23 tháng Chạp), lễ Hạ nêu. Khai ấn tân niên, tặng chữ chúc Xuân (mùng 7 Tết), các trò chơi dân gian, múa Lân Sư Rồng….

Đền Trần

Lễ khai ấn đền Trần được diễn ra từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng. Tại khu di tích đền Trần, thành phố Nam Định nhằm tưởng nhớ công đức của các vua Trần. Đồng thời giáo dục con cháu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Lễ khai ấn bao gồm lễ rước từ các chùa lân cận đến đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trầ. Và đền Cổ Trạch thờ Trần Hưng Đạo. Lễ dâng hương diễn ra vô cùng long trọng, diễn tả đúng nghi thức của triều đình phong kiến xưa.

Lễ khai ấn tại đền Trần được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa. Tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân có công lao to lớn của triều đại nhà Trần. Đã có công dựng nước khai sông, lấn biển mở mang bờ cõi .

Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho ở núi Kho tỉnh Bắc Ninh. Đền Bà Chúa Kho là nơi thờ Linh Từ Quốc Chế. Người phụ nữ đã có công giúp vua Lý tổ chức sản xuất, tích trữ tại kho núi. Nơi đây vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch thường tổ chức lễ hội Bà Chúa Kho thu hút được rất nhiều du khách từ khắp nơi.

Những người làm nghề buôn bán thường chuẩn bị những mâm lễ lớn. Để dâng lên Bà Chúa Kho để xin một năm mới ăn nên làm ra, phát tài phát lộc. Không ít trong số đó còn chuẩn bị những sớ, lễ cầu kỳ để làm nghi thức “vay vốn” Bà Chúa Kho.

Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng

Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”.

Câu thơ đã in dấu sâu đậm trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Để đến mùng 10 tháng 3 âm lịch, con cháu từ khắp nơi lại đổ về đền Hùng để tìm lại cội xưa. Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Lễ đền Hùng được diễn ra vô cùng trang nghiêm, trọng thể theo nghi thức văn hóa dân tộc để tưởng nhớ công lao to lớn của các vị vua Hùng thuở sơ khai.

Dưới chân núi Hùng, là phần hội được tổ chức linh đình và phong phú. Từ những cuộc thi thú vị như thi gói bánh chưng, thi nấu cơm, đấu vật,… Đến các hoạt động văn nghệ đặc sắc như hát xoan, hát chèo, kịch nói,…

Hãy tham khảo và chọn ra nơi vui chơi phù hợp cho bạn và gia đình nhé!

Và đừng quên theo dõi Mẹo vặt đó đây để cập nhập những mẹo vặt hữu ích nhé!

MẸO VẶT ĐÓ ĐÂY

10 điều kiêng kỵ tránh làm vào ngày mùng 1 Tết
Những điềm lành ngày Tết theo quan niệm dân gian
Mâm ngũ quả ngày Tết dọc ba miền đất nước
Xông đất, xông nhà Tết Quỹ Mão 2023 tuổi nào đẹp?
Những bộ phim Tết 2023 nhất định phải xem
Ông Công ông Táo 2023 cúng giờ nào đẹp? Bài văn khấn cúng
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments