Lễ chùa đầu năm mới đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt từ xưa đến nay. Hãy cùng Mẹo vặt đó đây tìm hiểu nét đẹp văn hóa truyền thống này nhé.
Lễ chùa đầu năm mới
Lễ chùa đầu năm – một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành một tập tục đẹp. Luôn được duy trì trong mỗi người con, mỗi gia đình Việt Nam. Đây được xem là một trong những nét đẹp văn hóa mà dân gian đã gìn giữ và lưu truyền trong suốt ngàn năm qua.
Trong tâm thức của người Việt Nam từ bao đời nay. Tết không chỉ mang ý nghĩa tạm biệt năm cũ. Chào đón năm mới mà còn mang đậm tính tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài phong tục thờ cúng tổ tiên, người dân thường đi lễ chùa để cầu may mắn. Và bình an cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện. Mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh. Bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc sống mưu sinh và cũng là dịp để du xuân, vãn cảnh… Mới thấy được phong tục lễ chùa ngày tết quả thật đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân.
Từ người già, người trẻ đều chắp tay niệm Phật. Người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên. Người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình. Cũng có những người đến chùa chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan, vất vả trong cuộc sống.
Nhưng nhìn chung, khi đến cửa Phật, cửa Thánh, hòa vào dòng người hành lễ. Mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời – đất. Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.
Thời gian đi lễ chùa đầu năm
Bạn đang thắc mắc “có nên đi chùa vào buổi tối không?”. Thì Mẹo vặt đó đây cũng giải đáp luôn rằng: đi chùa vào buổi tối là điều bình thường. Tại nhà chùa cũng không có quan niệm là không được đi chùa vào buổi tối. Nên mọi người có thể đến bất cứ lúc nào, cả ban ngày lẫn buổi tối. Có người cho rằng, đi chùa vào buổi tối cầu nguyện sẽ không linh nghiệm và gặp phải xui xẻo.
Thực tế không có cơ sở nào chứng minh được là đi vào buổi tối sẽ gặp những điều không may. Chỉ cần lòng thành tâm cầu nguyện thì lúc nào cũng có thể đến chùa. Chủ yếu là ý thức con người. Ví dụ buổi tối thì bạn đi vào các giờ như 7,8,9 giờ hạn chế đi muộn hơn thời gian 9h. Vì buổi tối nhà chùa cũng phải dọn dẹp và đi ngủ. Nên đi muộn quá sẽ không hay.
Đi lễ chùa vào mùng 1 Tết
Theo phong tục của người Việt Nam, việc sắm sửa lễ hương vào mùng 1 Tết trở thành tục lệ tất yếu. Thậm chí, ngay sau thời khắc giao thừa 12h nhà nhà người người lên chùa. Cầu may cho người thân gia đình luôn khỏe mạnh, làm ăn phát đạt. Tài lộc như ý, hứa hẹn một năm mới tràn đầy năng lượng, niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống.
Ngày mùng 2,3 Tết
Ngày mùng 2, 3 Tết là ngày đón lễ Hỷ Thần, đón thần tài (ngày may mắn, hạnh phúc). Cho nên, chọn đi chùa những ngày này với mong muốn cầu tài lộc, công danh, tiền tài dư giả.
Ngày mùng 4 Tết
Ngày mùng 4 để cúng gia Tết. Ngày này là ngày các vị Thần từ Thiên đình về hạ giới để cai quản 1 năm mới. Nếu ngày mùng 4 đi chùa với cái tâm hướng phật thì những điều mong muốn của gia chủ sẽ được linh ứng, và dễ thành hiện thực. Có thể nói như cầu được ước thấy nên ai có con đường tình duyên lận đận thì nên đi chùa vào ngày này để cầu duyên.
Mùng 6 Tết
Mùng 6 là ngày bình an và là ngày rất tốt để xuất hành cho những chuyến đi, chuyến khởi hành thuận lợi. Nên lựa chọn ngày mùng 6 cầu sức khỏe, bình an, gia đạo rất tốt.
Với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu. Tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc. Mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn, hướng con người tới giá trị của chân – thiện – mỹ.
Và đừng quên theo dõi Mẹo vặt đó đây để cập nhập những mẹo vặt hữu ích nhé!
MẸO VẶT ĐÓ ĐÂY