Móc áo len đơn giản từ A-Z trong 8 bước cùng Mẹo vặt đó đây.
Mặc lên một chiếc áo len do chính tay mình làm ra thực sự là một điều rất tuyệt vời. Tự tay đan món quà tặng cho người yêu nhân dịp ngày 8-3, 14-3 thì còn tuyệt vời hơn nữa. Nhưng làm sao để móc được một chiếc áo len?
Dụng cụ chuẩn bị để móc áo len
Những dụng cụ để bạn móc một chiếc áo len đẹp gồm có:
– Cuộn len: Số lượng tuỳ thuộc vào kích thước áo
– Que đan: ba que đan vòng và một chiếc móc có kích thước phù hợp
– Một chiếc thước dây
– Kim khâu len
– Blocking Tools (Công cụ chặn): công cụ này sẽ giúp làm đều các đường đan và giúp áo len của bạn có hình dạng phù hợp. Nó cũng giúp sợi len xếp nếp đẹp hơn.
– Kéo và rổ đựng
– Áo làm mẫu đo: 1 chiếc
Cách đan móc áo len đơn giản
Bước 1: Đo kích thước và bắt mũi
– Bạn có thể dùng một chiếc áo len có sẵn của mình để đo kích thước sẽ chuẩn nhất. Sau đó bạn tiến hành bắt mũi đầu tiên.
– Móc số mũi phù hợp với kích thước bạn đã đo
– Bạn có thể ghi ra một tờ giấy note để tránh quên hay móc thiếu mũi.
Bước 2: Lấy số đo
– Sau khi có cả số đo chiều dài tay áo, thân áo, vòng cổ,… Bạn cần có thêm kích thước mũi đan ở bước 1 để xác định tổng thể cả chiếc áo bạn cần đan móc bao nhiêu.
– Nhân số đo với số mũi để biết tổng số mũi đan cho từng bộ phận của áo.
Bước 3: Đan móc phần thân áo
– Bạn tiến hành đan móc phần thân áo theo đúng số đo và số lượng mũi mà bạn đã đo bên trên bước 1 và 2
– Đan cho đến khi chiều dài hợp lý hoặc bạn cảm thấy phù hợp thì dừng lại
Bước 4: Đan tay áo
– Bước tiếp theo của cách đan móc áo len nữ đẹp chính là đan tay áo. Với phần tay áo, các bạn nên lưu ý đến số mũi để khi bước sau ghép 2 phần lại không bị rộng hoặc thiếu.
– Đan đủ cho cả 2 cánh tay. Nếu bạn muốn đan áo len dài tay thì nên học thêm cả cách móc cổ tay áo nữa nhé.
Bước 5: Đan phần móc nối
Phần móc nối này sẽ giúp bạn có thể ghép được thân áo vào với tay áo
Tiến hàng đan một đoạn nhỏ ở phần trên cùng của cánh tay, sau đó nối liền với phần thân.
Bước 6: Đan nối tay áo vào thân áo
– Các bạn nên tháo móc cẩn thận, tránh bị tuột mũi sẽ phải tháo ra móc lại đó.
– Dùng cách móc như ảnh để nối tay áo với thân áo
Bước 7: Đan hoàn thiện cổ áo
– Xác định mũi đan cho phần cổ áo dựa vào chiếc áo len cũng của bạn sẽ là cách hay.
– Hãy tiếp tục kiểm tra số mũi đã có trên que móc, rồi lấy nó trừ đi số mũi ở cổ phải may là sẽ ra được số mũi móc bạn có thể bỏ bớt
Bước 8: Kiểm tra thành phẩm
Tiếp tục đan cổ áo cho đến khi thành phẩm. Kiểm tra các chi tiết móc nối xem có bị lỗi hay tuột không. Vậy là bạn đã thực hiện đan móc xong một chiếc áo len rồi đó. Đơn giản mà đẹp phải không nào?
Một số chart móc áo len đơn giản
Kí hiệu của bảng chart móc áo len thông dụng
– X: móc đơn
– DC: mũi kép đơn
– VDC: tăng mũi kép đơn (1 chân đâm 2 mũi)
Ký hiệu trong chart móc áo len đơn giản
Tips chọn len
Mọi người có thể chọn những mẫu len đan dưới đây để việc bắt đầu học đan trở nên dễ dàng hơn:
– Len Trung Quốc: Bao gồm hai loại chính: len thường và len cao cấp. Len thường phần lớn được làm từ polyester nên dễ bị xù. Và khi móc thường bị chọc vào tay. Trong khi đó, len cao cấp sẽ tích hợp len cotton và nhiều loại len xịn. Ưu điểm của len cao cấp chính đặc tính mềm, mịn, ít xổ lông.
– Len Vĩnh Thịnh: Đây là mẫu len Việt Nam xuất khẩu. Đa dạng màu sắc, sợi nhỏ và mịn. Nhưng lại dễ bị xù.
– Len Nhật: Mềm, dày, có thể giặt nhiều lần mà không lo bị xù. Tuy nhiên, giá thành lại hơn “chát”.
– Len Hà: Điểm mạnh của loại len này là mềm và mịn.
– Len Châu Âu: Len rất mềm và vin, không bị xù sau nhiều lần giặt. Nhưng giá thành cao gấp đôi giá len nội địa.
Và đừng quên theo dõi Mẹo vặt đó đây để cập nhập những mẹo vặt hữu ích nhé!