Thứ Hai, Tháng Ba 27, 2023
HomeĐời SốngPhiên chợ Tết đầu xuân dọc theo dải đất hình chữ S

Phiên chợ Tết đầu xuân dọc theo dải đất hình chữ S

Phiên chợ Tết đầu xuân dọc thoe dải đất hình chữ S. Mỗi dịp Tết đến xuân về các phiên chợ đầu năm nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Đi chợ Tết vào dịp đầu năm mới để cầu sự may mắn, suôn sẻ đã trở thành một trong những thú vui Xuân của người Việt.

Khám phá ngay nhữngg phiên chợ Tết đầu năm cùng Mẹo vặt đó đây nhé.

Họp phiên chợ Tết đầu năm – nét đẹp văn hóa Việt Nam

Đối với người Việt Nam, chợ là không gian văn hóa. Mà là nơi gắn bó với đời sống của biết bao thế hệ. Và đi chợ Tết vào dịp đầu năm mới để cầu sự may mắn, suôn sẻ đã trở thành một trong những thú vui Xuân của người Việt.

Vì mỗi năm chợ chỉ họp một lần vào dịp Tết, phục vụ khách du xuân. Những phiên chợ này luôn mang nét độc đáo, có một không hai.

Những phiên chợ này không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, mà còn là nơi trao gửi những nụ cười. Những lời chào, lời chúc đầu năm với một mong ước an lành, hạnh phúc và may mắn.

Các phiên chợ đầu năm không giống những phiên chợ Tết ngày thường. Ở đây mọi người vui vẻ mua bán không quan trọng đắt rẻ mà chỉ lấy lộc đầu năm

1 – Chợ Viềng Nam Định

Chợ Viềng Nam Định là tên để gọi chung chợ Viềng Vụ Bản và chợ Viềng Nam Trực. Chợ Viềng được tổ chức vào tối mùng 7 và sáng mùng 8 Tết. Tại thị trấn Nam Giang, huyện Nam Cực và tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định.

Ở Nam Định có chợ Viềng nổi tiếng xưa nay là một chợ cầu may đặc biệt. Đặc biệt nữa là cho đến nay vẫn chưa một lần lỗi hẹn.

Chợ Viềng cầu may mỗi năm chỉ mở đúng một lần và họp vào lúc nửa đêm. Trong ánh sáng nhập nhoạng của đèn đuốc, dòng người đi chợ mua bán tấp nập.

Vì là phiên chợ cầu may có tiếng trong cả nước. Chợ Viềng tập trung khách thập phương tứ xứ mỗi dịp Tết đến xuân về. 

Tại chợ Viềng, người ta bán đủ loại mặt hàng, từ thịt trâu, thịt bò, dụng cụ sản xuất đến cây giống, đồ cúng lễ… Một số đồ dùng cũ nhưng vẫn còn nguyên vẹn cũng được bày bán.

Ở phiên chợ này có tục không kì kèo mặc cả. Như thể sự mua bán ở đây mang một ý thức tâm linh nào đó. Người bán không cần lời lãi, người mua chẳng cần được hơn. Dù chỉ trao đổi được một vật nhỏ thì người bán kẻ mua cùng đều hỉ hả vui mừng. 

2 – Chợ Đình Cả Hải Dương

Phiên chợ này họp vào sáng 2 Tết tại  xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Đây cũng là phiên chợ tồn tại hàng trăm năm ở vùng đất xứ Đông.

Chợ có từ năm Thái Hòa (1676-1679) gắn liền với sự tích Đình Cả và sự tồn tại của làng Bói. Đặc biệt, tại phiên chợ này, người bán không bao giờ nói thách. Và người mua cũng không mặc cả với ước vọng mua về sự may mắn cho một năm mới thịnh vượng.

Các con đường dẫn về khu Đình Cả, nơi diễn ra phiên chợ chật kín người đông vui, nhộn nhịp. Phía ngoài cổng đình và hai bên đường có hàng trăm người bày bán hàng hóa. Các vật phẩm thiết yếu và những món hàng may mắn cho năm mới.

Khi đến với phiên chợ này, ngoài tìm mua cho mình và người thân những món đồ mong sự may mắn. Thì mọi người còn vào Đình Cả dâng hương tưởng nhớ các anh hùng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, dựng làng lập ấp và mang lại ấm no cho nhân dân.

3 – Chợ Chuộng Thanh Hóa

Phiên chợ Chuộng được mệnh danh là chợ lạ xứ Thanh. Là phiên chợ được tổ chức tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa vào ngày mùng 6 Tết mỗi năm. Từ sáng sớm đã có nhiều người háo hức đến chợ để mua những món quà đầu năm.

Chợ Chuộng mỗi năm cũng chỉ họp duy nhất một phiên vào ngày mùng 6 Tết Nguyên đán. Và có lai lịch từ thời Lê Lợi tập hợp nghĩa quân chống lại ách đô hộ của nhà Minh.

Nét độc đáo của chợ Chuộng đó là ai đến chợ bị nhiều cà chua ném vào người. Thì năm mới người đó sẽ gặp nhiều may mắn, có nhiều lộc, nhiều tài.

Vì vậy, cứ đến mùng 6 Tết, dù bận công việc, người ta vẫn tranh thủ về đây họp chợ. Chẳng thế mà có câu “bỏ con bỏ cháu, không bỏ mùng 6 chợ Chuộng”.

4 – Chợ Âm Dương Bắc Ninh

Chợ Âm Dương còn được biết đến với cái tên chợ Gà. Được mở một lần duy nhất vào đêm ngày mùng 4, rạng ngày mùng 5. Ở làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Với người dân làng Ó, ngày mùng 5 Tết vừa là ngày hội làng. Vừa là ngày mừng chiến công vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm lược bờ cõi.

Chợ Âm Dương được bắt đầu từ chiều tối mùng 4 Tết. Phiên chợ được diễn ra tại Bãi Hồ để người đã mất gặp lại người thân, người quen trên trần gian.

Chợ Âm Dương là cơ hội để người sống cúng cho người đã khuất để thế giới yên ổn. Chợ Âm Dương còn mang mục đích “mua may bán rủi”. Trong chợ, người mua không ai mặc cả, người bán không đếm lại tiền người mua trả”.

Những người tới chợ sẽ mua những sản vật nông nghiệp như. Củ cà rốt, quả cà chua, quả gấc, quả đu đủ, quả táo… Để cầu may mắn nhưng tuyệt đối không nói với nhau nửa lời. Thay vì đưa tiền cho người bán, người mua sẽ thả tiền vào chậu nước. Nếu tiền nổi lên thì đó là tiền của người âm. Nếu tiền chìm xuống thì đó là tiền của người dương.

5 – Chợ Gia Lạc Huế

Phiên chợ họp từ mùng 1 đến mùng 3 Tết.

Chợ Gia Lạc, còn gọi là phiên chợ Hoàng gia, có từ thời vua Minh Mạng (1820-1840). Do hoàng tử thứ tư của Vua Gia Long là Định Viễn công Nguyễn Phước Bình sáng lập. Với mong muốn cho người dân được thưởng thức những món ngon cung đình.

Hội chợ Xuân Gia Lạc diễn ra vào đúng dịp tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Đây là một lễ hội duy nhất diễn ra trong ba ngày tết từ 1/1 – 3/1 Âm lịch.

Phiên chợ diễn ra trong 3 ngày Tết. Tại ngã 3 giáp ranh làng Nam Phổ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3km. Trên 2 nẻo đường, 1 về Dương Nổ. 1 về Ngọc Anh và cách trung tâm thành phố Huế theo hướng Vỹ Dạ tầm 3km. Nếu khách du lịch Huế tiếp tục đi về phía sông hương tầm 300m thì sẽ thấy phía bên kia sông là chợ Dinh xứ Huế.

Vào mùng 1 Tết theo thường lệ mọi người sẽ mua một ngọn trầu. Và một trái cau để cầu bình an cho năm mới. Ở đây khách sẽ được thưởng thức những món ăn rất đặc biệt, vừa ngon vừa lạ miệng. Những món ăn được chế biến theo phong cách cổ truyền vô cùng hấp dẫn như: Bánh nậm gói lá dung, bánh ướt thịt bê xáo, xôi đường…

6 – Phiên chợ Gò Bình Định

Mỗi năm vào mùng 1 Tết mọi người sẽ đổ về chợ Gò. Thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định để tham gia phiên chợ Tết. Các mặt hàng được bán ở đây chủ yếu là các loại cây nhà lá vườn. Như rau, trái cây, tôm, cá, đặc biệt là cau trầu. Thông thường mỗi người sẽ mua 12 lá trầu biểu tượng cho 12 tháng. 2 trái cau chín, vôi và sung để cầu may mắn sung túc cho gia đình cho năm mới.

Phiên chợ Gò luôn đông vui, nhộn nhịp bởi sự vui vẻ hân hoan ngày đầu năm mới. Ở đây đặc biệt mọi người đến mua, bán để lấy lộc vì thế không ai thách giá cũng không ai trả giá.

Khi đến đây mọi người còn có thể tham gia một số hoạt động thú vị được tổ chức nơi đây. Tham gia các trò chơi dân gian truyền thống như múa võ cổ truyền, múa lân, đánh cờ, bài chòi… Hơn nửa còn được thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương Bình Định như nem chợ huyện, chim mía, rượu nếp vô cùng hấp dẫn.

7 – Phiên chọ Bích La Quảng Trị

Một phiên chợ thú vị ở thôn Bích La, xã Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị. Chỉ diễn ra từ tối mùng 2 đến sáng mùng 3 Tết. Phiên chợ Bích La đã thu hút rất nhiều người dân và du khách đến tham gia. Các sản phẩm được bày bán đa dạng và chủ yếu là nông sản từ chính người bán làm ra. Cũng như bao phiên chợ Tết khác, chợ Bích La là dịp để mọi người mua may bán rủi chứ không ai thách giá, mặc cả.

Mỗi người đến tham gia lễ hội đều mua một món và háo hức mang lộc về nhà. Sau khi tham gia phiên chợ, mọi người thường dâng hương tại đình để cầu may mắn, hạnh phúc cho gia đình.

Có thể thấy, mỗi phiên chợ đều có nét độc đáo riêng. Nhưng tất cả cùng mang ý nghĩa cầu cho một năm mới nhiều tài lộc, may mắn, bình an và thịnh vượng.

Và đừng quên theo dõi Mẹo vặt đó đây để cập nhập những mẹo vặt hữu ích nhé!

MẸO VẶT ĐÓ ĐÂY

Những bộ phim Tết 2023 nhất định phải xem
Ông Công ông Táo 2023 cúng giờ nào đẹp? Bài văn khấn cúng
Cách chọn hoa đào ngày Tết kéo tài lộc
Xin chữ Ông Đồ ngày Tết – nét đẹp văn hóa đầu năm
Cúng tất niên cho công ty, doanh nghiệp và cơ quan
Year End Party là gì? Mặc gì đi dự tiệc cuối năm của doanh nghiệp
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments