Quiet Quitting (tạm dịch: Nghỉ việc trong im lặng) đang là xu hướng đang ngày càng phổ biến hơn. Người trẻ ngày càng dễ mất động lực trong công việc, chán nản và chỉ làm đúng nhiệm vụ tối thiểu nhất trong phạm vi được giao.
Tại sao lại như vậy? Hãy cùng Mẹo vặt đó đây tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau.
Quiet Quitting là gì?
Nghỉ việc trong thầm lặng là một định nghĩa mới xuất hiện gần đây. Nó miêu tả quan điểm công việc không nên chiếm quá nhiều quỹ thời gian của cuộc sống. Đồng thời nhân sự cũng không nên cố gắng để thực hiện những đầu việc ngoài mô tả công việc của họ. Theo trang Metro, nghỉ việc trong im lặng có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Bao gồm từ chối thực hiện dự án không gợi sự hứng thú, từ chối trả lời tin nhắn công việc ngoài giờ làm, hoặc đơn giản là không cảm thấy có nhiều niềm vui trong công việc đang làm.
Xu hướng nhân viên chọn không làm nhiều hơn công việc của mình như từ chối trả lời email vào buổi tối hoặc cuối tuần, không nhận việc nằm ngoài nhiệm vụ chính, đang gia tăng đặc biệt là ở gen Z (nhóm người được sinh ra vào khoảng thời gian từ 1997 đến 2012).
Như vậy, trào lưu nghỉ việc trong im lặng đang dần lan rộng đến toàn cầu.
Nguyên nhân của xu hướng Quiet Quitting
Giải thích cho tình trạng này, nhiều bạn trẻ cho rằng.
Vì có những điều nhỏ nhặt trong công việc cứ xếp chồng lên nhau, đến khi chịu đựng đủ sẽ không còn muốn cố gắng với công việc nữa. Họ thường từ chối tham gia các hoạt động nội bộ của công ty, tắt liên lạc sau giờ làm. Và không còn muốn cống hiến hết sức mình để được sếp công nhận.
Một trong những điều khiến người trẻ dần mất đi động lực trong công việc. Là do thời gian tăng ca không được trả công xứng đáng. Làm việc trong môi trường áp lực, nhân viên không được hưởng quyền lợi xứng đáng. Thì rất khó để bỏ thời gian tăng ca ở công ty.
Thậm chí, mức lương trung bình nhận lại chỉ 6-7 triệu/tháng. Nhưng sau giờ làm vẫn luôn phải xử lý công việc phát sinh.
Tăng ca ngoài giờ làm: Không có ngày nghỉ lễ, 11h đêm nhận được cuộc gọi công việc
Hầu hết những người làm công ăn lương, cũng từng có ít nhất 1 lần muốn bỏ việc. Chỉ vì không còn tìm thấy hứng thú trong công việc nữa.
Làm việc hết mình nhưng bù lại phải có “đãi ngộ” tốt
“Nghỉ việc trong im lặng” không hẳn là xu hướng để mọi người đi theo. Mà đây là tình trạng chung của những người không nhận được đãi ngộ đủ tốt để họ duy trì công việc. Việc có thái độ hờ hững trong công việc, chỉ làm việc được giao trên hợp đồng. Với nhiều người trẻ không phải là sự lười biếng. Mà chỉ đơn giản là họ muốn có sự công bằng hơn giữa cuộc sống, công việc và mức độ đãi ngộ của công ty.
Bất kể là ai khi đi làm, đều muốn nhận được sự công nhận, phúc lợi đầy đủ. Việc sếp nhờ vả công việc sau giờ làm rất nhiều. Đa phần mọi người đều nghĩ việc làm thêm giờ sẽ được sếp đánh giá cao hơn, thuận lợi để cất nhắc lên những chức vụ cao. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc mình bỏ không công sức.
Hơn nữa, việc ngắt kết nối với công việc sau khi kết thúc giờ làm là một điều hoàn toàn bình thường. Nếu là một nhân viên văn phòng, chúng ta chỉ thuộc về công ty trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Còn khi kết thúc 8 tiếng đồng hồ, chúng ta không cần thiết phải nhận bất cứ công việc, cuộc gọi hay nhắn tin từ bất cứ ai nữa, kể cả là đồng nghiệp hay sếp nhờ vả”.