Lễ Vu Lan báo hiếu là là một trong những ngày lễ lớn của người theo đạo Phật. Là ngày tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu cha mẹ và tổ tiên. Qua hàng ngàn năm với ý nghĩa đầy nhân văn, Lễ Vu Lan đã lan rộng ra. Không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.
Cùng Mẹo vặt đó đây tìm hiểu ý nghĩa của ngày lễ này nhé!
Lễ Vu Lan là gì?
Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo. (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Trong ngày này, người con sẽ dành cả lòng thành để báo hiếu công ơn dưỡng dục của cha mẹ tổ tiên. Ngoài ra, các người con cũng sẽ phóng sinh, làm phước để cha mẹ được hưởng công đức.
Theo truyền thống, Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm. Tính theo Dương lịch, ngày Lễ Vu Lan 2022 rơi vào Thứ Sáu, ngày 12 tháng 8 Dương lịch.
Theo quyền “Đại Việt sử Ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên. Lễ Vu Lan bồn du nhập vào Việt Nam rất sớm từ năm 1072. Vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ. Qua thời gian, lễ Vu Lan không chỉ là một ngày lễ dành riêng cho Phật tử. Mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.
Chữ “Vu Lan” là cách gọi ngắn của từ “Vu Lan Bồn” (盂蘭盆). Được chuyển tự thành từ “ullambhana” trong tiếng Phạn với nghĩa là “sự giải thoát”. Chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở địa ngục.
Nguồn gốc ra đời ngày lễ Vu Lan báo hiếu?
Xuất phát từ truyền thuyết về Tôn giả Mục Kiền Liên. Một đệ tử xuất chúng của Đức Phật đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngục quỷ
Vu Lan là ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ về ân đức sinh thành dưỡng dục. Và hướng tâm về cha mẹ, tổ tiên và muốn làm việc gì đó để đền ơn đáp nghĩa. Bởi vậy, nói đến Vu Lan cũng chính là nói đến mùa báo hiếu.
Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Ngày báo hiếu
Nhắc tới Vu Lan nhiều người biết ngay đến ý nghĩa của ngày lễ này chính là dùng để báo hiếu tổ tiên. Ông bà, cha mẹ (của kiếp này và cả kiếp trước). Ai cũng biết cha mẹ vì con cái mà hy sinh rất nhiều, bỏ ra bao công sức nuôi dưỡng ta nên người mà không mong đổi lại gì cả.
Với người Việt đạo hiếu luôn đi đầu, nhắc nhở chúng ta về những hy sinh to lớn ấy. Những câu tục ngữ, thành ngữ của người xưa luôn luôn dạy chúng ta rằng:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
“Uống nước nhớ nguồn”
“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Dù thế nào cũng phải nhớ giữ trọn đạo làm con, thờ kính, yêu quý tổ tiên ông bà cha mẹ hết mực.
Ngày lễ này ra đời chính là gợi nhắc các thế hệ con cháu nhớ về những công ơn như trời biển ấy. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo. “TỪ – BI – HỶ – XẢ”, “Vô ngã, vị tha”.
Lễ Vu Lan chính là dịp để con cháu trong gia đình thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo. Đền đáp lại công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà và thể hiện lòng thành với tổ tiên. Đây là ngày lễ đặc biệt, nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Ngày cứu khổ
Mọi người trong ngày này sẽ cúng cô hồn để cứu rỗi. Nhưng linh hồn không nơi nương tựa, giải đảo huyền (nạn bị treo ngược) trong địa ngục. Vì thế, Phật tử sẽ đến chùa tụng kinh Vu Lan và kinh Báo ân.
Vì sao phải cài hoa hồng trên áo trong ngày lễ Vu Lan
Vào ngày này, người ta sẽ cài lên ngực một bông hoa hồng để bày tỏ lòng thành kính với cha mẹ, tổ tiên.
Nghi thức bông hồng cài áo này bắt nguồn từ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Kể rằng, trước năm 1962, trong một lần thiền sư vào nhà sách ở Nhật Bản vào đúng Ngày của Mẹ, (Mother’s Day – Ngày lễ truyền thống của nhiều nước Âu, Mỹ). Thiền sư đã được một cô gái cài lên áo tràng một bông hoa trắng mà không rõ lý do. Hỏi ra thì thiền sư được biết trong ngày này ai còn mẹ thì được cài bông hoa đỏ, ai mất mẹ thì cài hoa trắng.
Năm 1962, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết nên quyển sách mang tên “Bông hồng cài áo”. Chính câu chuyện trên đã là khởi điểm cho nghi thức bông hồng cài áo mùa Vu Lan. Bông hồng được coi là biểu tượng của tình yeue, sự cao quý. Khi cài bông hồng lên ngực áo chính là tình cảm đẹp nhất, là chữ “hiếu” của con cái.
Ngày Lễ Vu Lan nên làm gì?
- Chuẩn bị mâm lễ cúng
- Làm lễ cầu siêu và phóng sinh
- Ăn chay hành thiện tích đức
- Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ
- Bày tỏ tình cảm với bố mẹ
- Mua quà tặng cho cha mẹ
Kết
Một mùa Lễ Vu Lan nữa lại sắp đến. Đây là dịp để mỗi người sống nên chọn lối sống chậm lại, biết yêu thương, chia sẻ nhiều hơn nữa khi cuộc sống ngày càng trở nên xô bồ hơn, khắc nghiệt hơn và hối hả hơn. Là dịp để mỗi người con chúng ta hướng lòng thành kính đến các đấng sinh thành, những người đã có sinh dưỡng mỗi người con chúng ta.
Có khi nào bạn tự hỏi rằng? Đã bao lâu rồi mình không nói những lời yêu thương đến cha mẹ? Đã bao lầu rồi bạn không dành thời gian bên gia đình hay tặng cha mẹ một món quà ý nghĩa nào đó? Vậy đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời này. Hãy hành động thiết thực nhất, chân thành nhất để bày tỏ lòng tri ân tới đấng sinh thành nhé!
Và đừng quên theo dõi Mẹo vặt đó đây để cập nhập những mẹo vặt hữu ích nhé!