Áo tứ thân gợi nhớ một thời của phụ nữ Kinh Bắc xưa. Nhắc đến vẻ đẹp của phụ nữ kinh Bắc ngày xưa, chắc chắn không thể thiếu tà áo tứ thân để tạo nên vẻ đẹp cho họ. Cùng Mẹo vặt đó đây tìm hiểu thêm về biểu tượng nét đẹp duyên dáng của phụ nữ Kinh Bắc xưa nhé.
Tà áo tứ thân – gợi nhớ về hình ảnh một thời của phụ nữ Kinh Bắc xưa
Những tà áo tứ thân, cùng dải yếm đào, chiếc nón quai thao. Và đôi guốc mộc của phụ nữ kinh Bắc khi xưa giờ chỉ còn phảng phất trong hoài niệm… Hình ảnh những cô gái với chiếc áo tứ thân. Ở những vùng nông thôn Bắc Bộ từ lâu đã đi vào thơ ca. Và trở thành biểu tượng cao đẹp của người con gái Việt Nam thời xưa.
Điển hình như trong bài Chùa Hương của thi sỹ Nguyễn Nhược Pháp. Hình ảnh cô gái trong chiếc áo truyền thống được khắc họa khá sinh động:
“Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Em đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao”
Áo tứ thân là áo gì?
Áo tứ thân là một loại trang phục mặc thường ngày của phụ nữ miền Bắc Việt Nam xưa. Thiết kế của áo rất nữ tính, thấm đẫm nét quê, cùng với đó là những thăng trầm của lịch sử.
Chiếc áo được cấu tạo bởi phần lưng áo gồm hai mảnh vải cùng gam màu ghép lại với nhau. Phía trước có hai thân tách rời ra và được buộc lại với nhau, thả trước bụng. Để tạo sự mềm mại và uyển chuyển khi mặc. Phía trên phần ngực không gài hết mà để lộ chiếc yếm thắm ẩn ở bên trong. Áo dài gần chấm gót.
Thường đi kèm với chiếc quần lĩnh đen và thắt lưng lụa màu. Đi cùng với chiếc áo là cái khăn vuông mỏ quạ. Ngoài ra còn có chiếc nón quai thao. Được dùng như phụ kiện diện cùng với bộ trang phục.
Bên trong thường sẽ phối cùng áo yếm. Áo yếm cũng có quy định về màu sắc, những cô gái mới lớn còn xuân thì thì mặc áo yếm đỏ thấm, có tuổi thì mặc áo màu nâu, màu đậm. Bên ngoài chiếc áo yếm sẽ có một chiếc áo cánh mỏng màu trắng. Dây lưng màu xanh. Tổng thể set đồ duyên dáng lại gọn gàng.
Tất cả những điều đó đã tạo ra bộ trang phục đơn giản, tế nhị và kín đáo. Mang đậm sắc thái Á Đông.
Lịch sử ra đời của áo
Các nhà sử học cho rằng những chiếc áo tứ thân là sự phát triển của áo đối khâm. Vào những năm thế kỉ 20, trang phục của phụ nữ cần sự đơn giản để có thể làm các công việc đồng áng. Áo đối khâm đã được thiết kế đơn giản hơn, thành dáng áo tứ thân như ngày nay.
Tuy nhiên áo tứ thân lại được thiết kế cổ áo lập lĩnh. Khi mặc, chị em sẽ buộc hai tà đằng trước lại để nhìn gọn gàng, dễ làm việc hơn.
Ý nghĩa của áo tứ thân
Là một trang phục truyền thống của Việt Nam, làm nên sự đa dạng trong văn hóa. là một trang phục truyền thống của Việt Nam, làm nên sự đa dạng trong văn hóa. Tà áo tứ thân mang trong mình vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. Chiếc áo cũng là thứ giúp truyền bá tư tưởng và nét đẹp văn hoá, truyền thống của dân tộc.
Hình ảnh người phụ nữ mộc mạc, giản dị và đơn sơ trong tà áo tứ thân, chiếc nón quai thao hay dôi guốc mộc,… Chiếc áo này có ý nghĩa rất lớn trong việc tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. Đó là những con người cần lao, chăm chỉ làm việc, dù mộc mạc nhưng lại rất cuốn hút.
Không chỉ có ý nghĩa với phụ nữ, thiết kế của áo cũng mang ý nghĩa đặc biệt. Phía trước áo có hai tà, phía sau hai tà tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Phần yếm trong tượng trưng cho cha mẹ đang ôm ấp con vào lòng.
Đây là những minh chứng sống cần được bảo tồn để thế hệ sau này có một cái nhìn toàn diện về làng quê. Cũng như hình ảnh những người phụ nữ tần tảo của làng quê Việt Nam xưa.
MẸO VẶT ĐÓ ĐÂY
Outfit mùa thu cho chị em cháy phố
Lên đồ với áo len cho mùa đông ấm áp
Top 10 thương thiệu áo polo Local Brand nổi tiếng Việt Nam