Bạo lực ngôn từ là khái niệm không quá xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, trên thực tế, nó vẫn đang diễn ra hàng ngày với nhiều người. Ngay trong cả môi trường công sở, cơ quan làm việc. Cùng Mẹo vặt đó đây tìm hiểu vế vấn đề xã hội này.
Bạo lực ngôn từ là gì?
Bạo lực ngôn từ là hành vi lạm dụng ngôn ngữ nhằm công kích, đe dọa, tấn công, xúc phạm, hạ thấp giá trị người khác. Vô tình gây nên những tổn thương tâm lý cho người tiếp nhận.
Bạo lực ngôn từ là một thực trạng nan giải ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, trong thời đại các mạng xã hội phát triển như hiện nay.
Vấn đề này trên mạng xã hội ngày càng nguy hiểm và gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Mạng xã hội được ví như con dao 2 lưỡi. Ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích.
Ngày nay, tình trạng này không còn trong phạm vi tấn công bằng các ngôn từ tiêu cực trên mạng xã hội nữa. Mà vốn dĩ tồn tại trong môi trường học đường, công sở từ xưa đến nay. Bằng nhiều hình thức khác nhau, người tấn công thì vô tình không biết. Mà nạn nhân bị tổn thương cũng chẳng biết vì sao.
Bạo lực ngôn từ chốn công sở
Góp ý không mang tính xây dựng
Nếu những góp ý chỉ đơn thuần là nêu cái sai, lôi ra khuyết điểm hay phê bình nó tệ chỗ nào. Thảm hại ra sao mà không phân tích, đề xuất giải pháp thì góp ý này khá vô nghĩa. Kể cả trong công việc hay ngoài công việc.
Đôi lúc chúng ta góp ý trên tinh thần hiệu quả công việc. Nhưng lại vô tình bỏ quên tâm trạng của người tiếp nhận. Từ mục tiêu tích cực chuyển sang dáng dấp của bạo lực ngôn từ. Có khi những phê bình đó còn tạo được làn sóng ủng hộ. Chẳng khác nào dìm một cá nhân trở nên thảm hại trước một tập thể.
Khiển trách hay phỉ báng?
Đi làm và bị sếp khiển trách là chuyện quá đỗi bình thường. Trong thực tế có thể xem nó như một phần của quy trình công sở, ai mà không gặp phải, dù nặng nhẹ hay ít nhiều. Thế nhưng chấp nhận lắng nghe khiển trách khi bản thân làm không tốt khác hẳn với cam chịu những lời phỉ báng.
Đôi khi vì nhún nhường trước những người có chức vị cao hơn. Biến dân văn phòng trở thành nạn nhân của bạo lực ngôn từ. Khiển trách khác hoàn toàn với chỉ trích, và không phải là sếp thì luôn đúng.
Những câu bông đùa vô hình
Bao gồm cả cấp trên – cấp dưới. Chứ không chỉ những nhân viên đồng cấp với nhau mới xảy ra tình trạng bạo lực ngôn từ. Những câu trêu đùa “không ác ý” từ ngoại hình, cách ăn mặc, thói quen làm việc, đến sở thích ăn uống… Làm nhân vật chính được đùa nhưng không mấy vui.
Giữa nhiều trường hợp không hay xảy ra từ “bạo lực ngôn từ”. Để bảo vệ mình, dân công sở nên xác định rõ ranh giới khi nhận góp ý, khiển trách, nói đùa… Và giữ vững tâm thế. Đồng thời, tôn trọng những cá tính khác biệt, thấu cảm với đồng nghiệp nghe thì khó. Nhưng quan sát và cân nhắc hơn trong giao tiếp cũng không mất quá nhiều thời gian.
Kết
Chọn phát ngôn tỉnh táo, có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Hay bình phẩm cảm tính, thả mình trôi theo cảm xúc cá nhân. Lựa chọn đó sẽ quyết định cho tư cách đại diện của một con người đang sống trong nền văn hóa văn minh, tiến bộ của nhân loại.
MẸO VẶT ĐÓ ĐÂY
List 20 ca khúc Giáng Sinh bất hủ, hay nhất mọi thời đại
Lên đồ với áo len cho mùa đông ấm áp
Áo tank top gym có sức hút khủng khiếp như thế nào?
Cách phối đồ với áo hoodies siêu ngầu cho chị em