Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi có ý nghĩa gì? Sáng mùng 1 Tết, các gia đình Việt Nam thường có tục mua muối. Cuối năm họ sẽ mua vôi để quét tường. Vậy phong tục này có ý nghĩa gì? Cùng Mẹo vặt đó đây tìm hiểu ngay nhé!
Ý nghĩa tục đầu năm mua muối
Người xưa có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” với hy vọng quét hết xui xẻo, điều không may ra khỏi nhà. Và đón lấy may mắn trong ngày đầu năm.
Tập tục đầu năm mua muối của người Việt Nam đã được truyền qua nhiều thế hệ. Vào ngày đầu tiên của năm mới, người ta sẽ mua muối mang về nhà. Đây gọi là “muối lộc” để đón nhận may mắn và cầu mong một năm mới đủ đầy, ấm no.

Từ lâu, muối đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống người Việt. Muối là kết tinh từ vị mặn của biển, từ những giọt mồ hôi, công sức của diêm dân. Muối còn là biểu tượng cho tình cảm thắm thiết, mặn nồng, sự gắn kết, no đủ.
Theo người xưa, muối là một thứ mặn, có tác dụng trừ tà khí, chống xú uế, xua đuổi tà ma. Và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Bên cạnh đó, muối còn có ý nghĩa trong tình cảm, mang đến sự mặn mà. Và gắn kết cho các thành viên trong gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái.
Ở Bắc Bộ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những gánh muối trên khắp các đường làng, ngỏ hẻm, người mua kẻ bán tấp nập. Hình ảnh này đã trở thành một phần không thể thiếu vào Mùng 1 Tết hằng năm.
Ý nghĩa tục cuối năm mua vôi
“Cuối năm mua vôi” để xây nhà, trang hoàng cho nhà cửa sạch sẽ, sáng sủa để đón chào một năm mới tràn đầy hy vọng. Vôi trát nhà còn là để xóa bỏ những vết tích của năm cũ. Sửa chữa những sai lầm, khôi phục lại những thất bát đã qua.
Vôi có màu trắng và thường gắn với quan niệm “bạc như vôi”. Nên đó cũng là lý do không ai mua vôi vào đầu năm mới. Thậm chí, đó là điều kiêng kị để tránh những rủi ro, những mối hiểm nguy, hiềm khích. Và rạn nứt trong gia đình cũng như các mối quan hệ trong xã hội.
Bên cạnh đó, cuối năm mau vôi còn để tiếp vôi cho “ông bình vôi”. Là vật dụng dùng để ăn trầu của các cụ ngày xưa. Tuy nhiên, người ta chỉ cho ông vôi vào cuối năm, tránh thêm vôi vào đầu năm vì sợ “bạc như vôi”.

Còn cuối năm mua vôi, vì vôi là sản phẩm của núi. Phần Âm trong lý học Đông Phương: Âm nhô cao, Dương trũng thấp trong điều kiện quả đất. Dương trước, Âm sau nên cuối năm mua vôi để lấy cái lộc của trời đất đem về nhà mình.
Người ta dùng nước muối và vôi để tẩy xú uế, đuổi vía xấu… Bởi thế, người ta thường rắc muối, hoặc quét vôi ra đường và xung quanh nhà với mong muốn bình yên. Trong phong thủy đặt những hũ muối ở trong những góc tối hay để xử lý ở nhà nhiều âm khí.
Đầu năm mua muối để ở đâu và làm gì?
– Xua tà khí cho cả năm:
Cho muối vào đầy 3/4 bát hoặc ly thủy tinh, đặt 6 đồng xu xếp theo hình vòng tròn vào bát. Mặt dương của xu ngửa lên trên để làm bát muối phong thủy cầu may.
– Sáng mùng 1 đầu năm mới:
Đặt một túi muối nhỏ vào trong ví tiền cầu mong cả năm được may mắn, mặn mà, tiền bạc dồi dào.

– Với những người làm kinh doanh buôn bán:
Bên cạnh việc để muối vào túi tiền, hãy đặt thêm túi muối ở quầy hàng để cầu may mắn về tài lộc.
– Những người đi du lịch xa có thể đặt túi muối trong vali hoặc treo trên ô tô để có một chuyến đi bình an, may mắn.
Trước đây, sáng mùng Một Tết, hầu hết các làng đều có người đi rao muối. Muối đựng trong bao dứa gai, chằng sau xe đạp. Tiếng rao “ai muối ơ” đã trở nên quen thuộc của ngày đầu năm.
Ngoài tục mua muối để lấy may ngày đầu năm. Nhiều nơi còn kiêng vay mượn, làm đổ vỡ đồ đạc, cho người khác nước, lửa hoặc đánh thức người đang ngủ để tránh điều xui xẻo.
Hiện nay, xu thế đón giao thừa ngoài đường phố, trong các đình, chùa… Ngày một tăng nên việc bán muối đầu năm cũng có đôi chút khác. Muối không đong bằng bát – một bát muối có ngọn như mua từ người đi bán muối rong. Mà được gói trong những túi zip nhỏ. Muối và diêm được đựng trong túi nhỏ thắt chỉ đỏ. Và người bán gọi là muối lộc.
Và đừng quên theo dõi Mẹo vặt đó đây để cập nhập những mẹo vặt hữu ích nhé!