Thứ Tư, Tháng Ba 22, 2023
HomeĐời SốngList 10 ngôi chùa cầu tài lộc, dâng hương đầu năm mới

List 10 ngôi chùa cầu tài lộc, dâng hương đầu năm mới

Ngôi chùa nổi tiếng dọc ba miền đất nước nên đi lễ chùa đầu năm.

Ngay sau phút giao thừa, cho đến những ngày đầu năm mới, rất nhiều gia đình đến chùa thắp hương để cầu an, cầu tài, cầu lộc.

Ngoài tục lệ cúng gia tiên, người dân thường tìm về các đền, chùa để cầu phúc, cầu may cho gia đình. Với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới trong tâm thức người Việt.

Việc đi lễ chùa đầu năm từ lâu đã trở thành một thói quen của bất cứ gia đình nào ở Việt Nam. Dần dần tạo nên một nét đẹp văn hóa không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Cầu tài, cầu phúc, cầu chúc cho một năm mới an lành và may mắn.

Mẹo vặt đó đây xin giới thiệu đến bạn đọc list 10 ngôi chùa cầu tài phúc lộc.

Lễ chùa Bái Đính -” Quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á”

Chỉ cách Hà Nội khoảng 100km và hơn một giờ đi xe. Chùa Bái Đính là điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc nổi tiếng nhất. Chùa thuộc địa phận của quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng ở tỉnh Ninh Bình. Ngôi chùa ở mảnh đất cố đô không chỉ nổi tiếng là một khu du là một khu du lịch tâm linh núi chùa rộng lớn nhất Đông Nam Á. Mà còn thu hút bao Phật tử và khách thập phương về viếng thăm mỗi ngày và đặc biệt là những ngày Tết đến xuân về.

Chùa Bái Đính diễn ra lễ hội từ chiều ngày mùng 1 tết. Khai hội vào ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đến lễ chùa đầu năm tại Bái Đính, bạn sẽ được tham gia vào lễ hội với những nghi lễ trang nghiêm, cùng những trò chơi dân gian đặc sắc. Đặc biệt, bạn còn được tham quan ngắm cảnh ngôi chùa rộng nhất Việt Nam. Với nhiều hạng mục công trình đồ sợ và nhiều cái ” nhất” nhất Việt Nam. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp thăm những thắng cảnh nổi tiếng của Đất Cố Đô. 

Đi chùa Bái Đính như thế nào?

Hiện tại, có khá nhiều phương tiện để bạn lựa chọn đến với Bái Đính.

Từ Hà Nội, bạn có thể đến Ninh Bình bằng xe khách. Trung bình cứ khoảng 20 phút (bắt đầu từ 5h đến 23h) sẽ có một chuyến xe đến với Ninh Bình.

Chùa Hương ở Mỹ Đức Hà Nội

Chùa Hương nằm trong khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Chùa Hương là miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Vì vậy đi chùa Hương bạn nên cầu bình an cho gia đình.

Chùa Hương nổi tiếng với động Hương Tích có 2 hòn nhũ đá. Người ta gọi là Núi Cô , Núi Cậu. Ai muốn cầu Cô hay Cậu thì sắm lễ cầu xin, cúng tiền công đức cho chùa rồi xoa đầu Cô hay Cậu thì Cô Cậu sẽ về đầu thai. Ngoài khách du xuân, đây cũng là nơi nhiều Phật Tử tiến về thắp hương khấn vái chư vị Đức Phật.

Đi chùa Hương như thế nào?

– Xe cá nhân. Bạn đi tới đường Nguyễn Trãi, đi thẳng tới Hà Đông đến ngã ba Ba La. Rồi rẽ trái đi sang Vân Đình. Đi tiếp 40 km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi người dân đường đi chùa Hương để đi đường ngắn nhất nhé.

– Xe bus: bạn có thể lựa chọn 3 tuyến gồm xe 78. Xe 211 (Bến xe Mỹ Đình – Tế Tiêu), xe 75 (Bến xe Yên Nghĩa – Tế Tiêu)

Chùa Yên Tử – đến với Đất tổ Phát giáo Việt Nam

Chùa Yên Tử nằm trên núi Yên Tử thuộc xã Thương Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Lễ hội Yên Tử khai hội vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. 

Nằm cao vút trên đỉnh núi Yên Tử của tỉnh Quảng Ninh. Là ngôi chùa mà xưa kia vị vua Trần Nhân Tông chọn ở lại để tìm đến cõi Phật sau khi nhường ngôi lại cho con trai. Được mệnh danh là  “đất tổ Phật giáo Việt Nam” ngôi chùa chẳng những nổi tiếng linh thiêng. Mà còn là ngôi chùa có cảnh sắc đẹp và độc đáo nhất nhì trên cả nước.

Chẳng cần mỗi dịp đầu xuân năm mới, người người về hành hương đất Phật quanh năm. Ai cũng muốn một lần đươc về với nơi đây để tỏ lòng hướng Phật, thành kính thành tâm cầu khấn. 

Du khách đến với lễ hội Yên Tử để cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới, cầu tài lộc, sức khỏe và cầu may.

Đi chùa Yên Tử như thế nào?

Bạn có thể đi du lịch Yên Tử bằng xe máy, ô tô (riêng), xe bus.

Chùa Ba vàng – tiên cảnh chốn bồng lai

Địa điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc cũng nổi tiếng không kém những ngôi chùa trên chính là chùa Ba Vàng. Cũng nằm ngay trên địa phận Uông Bí. Quảng Ninh ngôi chùa mang tên Ba Vàng. Tương truyền có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử. Chùa Đồng nổi tiếng với khu chùa rộng lớn và cảnh sắc tuyệt đẹp nơi núi rừng thiên nhiên hòa quyện.

Chùa nằm ở độ cao 340m trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí. Phía trước là Bạch Đằng giang uốn lượn.

Ngôi chùa này có mạch phong thủy từ ngôi chùa linh thiêng của đỉnh Yên Tử – Chùa Đồng. Phía trước là sông, phía sau là núi, hai bên là rừng thông.

Đi chùa Ba Vàng như thế nào?

Bạn có thể đi theo 2 cách, đó là xe riêng (ô tô, xe máy). Ô tô khách hoặc dịch vụ thuê xe riêng (taxi).

Chùa Keo Thái Bình

Được mệnh danh là ngôi chùa đẹp bậc nhất Việt Nam.

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa Keo là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam.

Công trình kiến trúc nổi tiếng của chùa là gác chuông. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo. Tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê.

Đi chùa Keo như thế nào

Đường đến chùa Keo rất thuận tiện. Bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân, xe khách, xe bus hoặc taxi.

Chùa Dâu – ngôi chùa cổ nhất Việt Nam

Chùa có nhiều tên gọi: Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự. Chùa Dâu thuộc địa phận xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 22km về hướng Nam chếch Tây.

Ý nghĩa quan trọng nhất của hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp. Một lễ hội Phật giáo lớn của vùng đồng và Trung du Bắc Bộ.

Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân. Uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2 m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá. Tương truyền là em út của Tứ Pháp.

Đi chùa Dâu như thế nào

Từ Hà Nội, bạn theo Quốc lộ 5 – đến ngã 4 Phú Thị thì rẽ trái theo Quốc lộ 18B – qua phố Sủi – qua chợ Keo, đi tiếp khoảng 6km nữa là tới Chùa Dâu.
– Xe bus tuyến 204, Hà Nội – Thuận Thành (Bắc Ninh), bạn xuống ở khu vực chợ Dâu nằm gần chùa Dâu.

Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc nằm tại xã Ba Sao , huyện Kim Bảng , tỉnh Hà Nam cách thành phố Hà Nội chỉ khoảng 70km. Ngôi chùa lớn nhất thế giới, được mệnh danh “Hạ Long” trên cạn.

Thời điểm từ mùng 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 Âm lịch, khí hậu mát mẻ. Thêm vào đó, du khách có thể tham gia bái Phật, cầu mong tiền tài, phúc lộc.

Chùa Tam Chúc có vị thế rất đặc biệt. Thế “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh” với ba mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh hình tay ngai. Trước mặt là hồ Tam Chúc có sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên in bóng nước mênh mang.

Tương truyền sáu quả núi giữa lòng hồ trước mặt chùa chính là sáu quả chuông nhà trời đưa xuống. Và bảy ngọn núi phía sau đều xuất hiện những đốm sáng lớn tựa như bảy ngôi sao lung lung mỗi khi đêm về…

Tất cả đều tạo nên nét đặc biệt và kỳ vĩ của ngôi chùa “lớn nhất thế giới” này.

Đường đi đến chùa Tam Chúc

Có rất nhiều cách di chuyển đến chùa Tam Chúc như thuê xe tự lái, đi xe bus, bắt xe ôm,… Nhưng phổ biến và tiện lợi nhất cho các nhóm du khách đông người phải kể đến là xe taxi đường dài. Lựa chọn này giúp bạn có chuyến đi riêng tư, tiết kiệm, thời gian di chuyển nhanh chóng hơn.

Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh. Cách trung tâm thành phố Bắc Ninh chỉ chừng 4km về hướng Đông Bắc, cách Hà Nội khoảng 33km.

Từ xưa đã nổi tiếng là ngôi đền được nhiều người trong giới kinh doanh buôn bán tìm đến “vay vốn”. Ngôi chùa cầu tài lộc, công danh. Nhiều du khách đến đây để xin Bà Chúa Kho cho vay vốn làm ăn. Mong cho một năm mới công việc xuôi thuận, phát tài.

Tuy nhiên, dù là vay vốn hay xin lộc thì đều phải đến tạ lễ vào cuối năm đúng như câu nói. “Đầu năm vay bà, cuối năm trả nợ”. Ngoài ra, bạn có thể cầu nguyện an bình, sức khỏe cho cả gia đình. Xin phù hộ đường công, danh, tài, lộc cho bản thân.

Đền Trần Nam Định

Đền Trần (Trần Miếu) là một đền thờ thuộc Tức Mặc, phường Lộc Vượng. Mỹ Lộc, Nam Định cách Hà Nội khoảng 90km

Lễ Khai Ấn đền Trần thường diễn ra hàng năm vào 3 ngày. Từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch. Đền Trần rằm tháng Giêng năm nào cũng có rất nhiều du khách tới xin ấn. Bởi nhiều người tin rằng có ấn đền Trần sẽ được thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp. Ngoài việc xin ấn, dâng hương, đến đền vào ngày khai hội còn được trải nghiệm các loại hình sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi gà, diễn võ, hát văn… Đây là địa điểm phù hợp vui chơi, cúng bái đầu năm.

Đền Trần gồm 3 ngôi đền là đền Thiên Trường ,đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa. Trước đền là hệ thống cổng ngũ môn.

Phía sau hồ nước là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.

Đền Hùng

Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc. Cách thủ đô Hà Nội 90 km

Và đừng quên theo dõi Mẹo vặt đó đây để cập nhập những mẹo vặt hữu ích nhé!

MẸO VẶT ĐÓ ĐÂY

Muôn vàn kiểu phối đồ với túi tote vải canvas
Phiên chợ chiều 30 Tết tấp nập người mua
Quần áo freesize và ưu điểm của đồ freesize
Phiên chợ Tết đầu xuân dọc thoe dải đất hình chữ S
Địa điểm Du xuân lễ hội đầu năm lý tưởng
Áo cardigan phối đồ như nào mới xinh
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments